Những ngôi đình cổ trong lòng Huế xưa

9:38 | 26/05/2021

Từ lâu, do sự dịch chuyển của cơ chế làng sang tổ chức cơ chế đô thị đã làm cho nhiều ngôi Đình, một một dấu ấn đặc trưng của làng mất dần đi tính chất quan trọng.

Sinh hoạt văn hóa cộng đồng có tính truyền thống ở các ngôi Đình vì vậy mà cũng bị mờ nhạt dần theo năm tháng. Do đó, việc cúng tế theo qui tắc chuẩn của người xưa cũng mang tính giản lược. Tuy nhiên, những ngôi Đình xưa đang còn tồn tại trong lòng cố đô vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt trong hành trình Nam tiến.

Những ngôi đình giữa lòng thành phố Huế.

Khi nhìn qua tổng thể Đình làng của xứ Huế, rất dễ dàng nhận ra, bởi bản thân kiến trúc của những ngôi Đình này đều gặp nhau trong một dáng vẻ chung và tạo nên một phong cách Đình làng xứ Huế. Không kể đến các ngôi Đình thuộc các làng, xã nằm xa đô thị.

Mình có người bạn ở cạnh Đình Đệ Nhị, có lần mình hỏi bạn: Đã có Đình Đệ Nhị thì chắc cũng có Đình Đệ Nhất. Bạn khẳng định Đình Đệ Nhất chính là Đình Phú Hòa ,còn đình Đệ nhị là Đình Phú Bình. Mình hỏi thêm: Rứa Đình Đệ Tam nằm ở mô? Và còn có Đình Đệ … nào nữa không hè? Ngang đây bạn lúng túng thấy rõ, còn mình cũng hoang mang không biết còn bao nhiêu ngôi đình trong lòng thành phố này nữa!

Bẵng thời gian khá lâu, có đến hàng đôi ba năm, sau nhiều lần dò hỏi nhưng không ai giải thích thấu đáo với lại đi hỏi những chuyện này cứ như là người không được bình thường cho lắm nên cũng ngại. Chợt hôm vừa rồi tình cờ xem được một tấm bản đồ xưa của Huế, có thể nó đã có từ đầu thế kỷ XX. Mình nghĩ tấm bản đồ này xưa vì lẽ tên đường phố phần lớn là tên các vua triều Nguyễn và tên Tây. Nhưng điều thú vị không chỉ có vậy mà qua tấm bản đồ này mình biết Người Pháp đã phân chia địa giới hành chính của các Phường thuở trước như thế nào.

Phía trong Kinh thành Huế là đất của nhà vua Tây không đụng tới.

Phía ngoài Kinh thành, Huế được chia thành 9 Phường ( quartier ) và được sắp xếp đánh số từ 1-9 ngược với chiều kim đồng hồ ( cũng giống như Người Pháp đánh số tên các cổng của Kinh thành Huế từ 1-10 theo chiều ngược với kim đồng hồ) :

– Phường Đệ Nhất là địa phận Phường Phú Hòa hiện nay. Đình  làng của phường Đệ nhất hiện ở tại số nhà 87 Huỳnh Thúc Kháng.

– Phường Đệ Nhị là địa phận Phường Phú Bình  hiện nay. Đình làng của phường Đệ Nhị hiện ở tại số nhà 35 Đào Duy Anh.


Một ngồi Đình làng trong long TP. Huế vẫn lặng lẽ và đang bị phai mòn với thời gian.

– Phường Đệ Tam là địa phận phường Phú Thuận hiện nay .Đình làng của phường Đệ Tam hiện ở tại 1/132 Tăng Bạt Hổ,phường Phú Thuận.

-Phường Đệ  Tứ cũng thuộc địa phận phường Phú Thuận hiện nay .Trước Bảy Lăm gọi là phường Phú Thạnh. Đình làng phường Đệ Tứ nằm ở số 3 Lê Duẫn ,bên ngoài cửa Nhà Đồ.

– Phường Đệ Ngũ nay là phường Phú Cát.Đình làng Phường Đệ Ngũ  hiện tọa lạc tại 201  Chi Lăng.

– Phường Đệ Lục nay là một phần của phường Phú Hiệp, trước Bảy Lăm là phường Phú Mỹ. Đình làng phường Đệ Lục nay còn ở tại 415 Chi Lăng.Một số người cựu trào gọi đây là đình Xuân Dương.

– Phường Đệ Thất nay cũng  thuộc một phần của phường Phú Hiệp. Trước Bảy lăm vùng này là phường Phú Thọ. Đình làng của phường nằm trong kiệt 300 đường Bạch Đằng,còn gọi là đình Thọ Hàm.

– Phường Đệ Bát nằm ở bờ Nam sông Hương,nay thuộc về phường Phú Hội .Mình vừa mới nhận được thông tin về ngôi đình Đệ Bát này do bạn Thai Pham cung cấp. Đình mới được phục dựng, quy mô nhỏ hơn xưa,ở tại 67 đường Võ Thị Sáu.(Thông tin cập nhật ngày 15/3/2020).

– Phường Đệ Cửu nằm ở  vùng Lịch  Đợi nay thuộc về Phường Đúc. Đình làng phường này vừa qua nhân lúc tìm kiếm Miếu Lịch Đợi thì lại tình cờ phát hiện Đình Đệ Cửu tức là đình Phú Vĩnh. Hiện tại bị hoang phế và vùng này đang bị giải tỏa để thành lập khu dân cư mới.

Trong ký ức của mỗi người Việt nam có lẽ không bao giờ phai mờ hình ảnh thân quen của chốn làng quê: bến đò, giếng nước, lũy tre, mái đình…Ngày nay nếp sống thị dân cũng đã làm phôi pha hình ảnh đó đi rồi.. Buồn ! Ngôi đình ngày xưa là nơi thờ Thành Hoàng, Người có công tạo lập làng (Tiền khai canh, hậu khai khẩn ).Đây còn là nơi hội họp bàn những việc lớn liên quan đến dân làng và là nơi các chức việc làm việc. Chốn đình trung vốn là nơi tôn nghiêm.

 Ngày nay, trụ sở UBND phường đã làm thay các chức năng trên. Đình trở nên điêu tàn. Trừ một vài đình còn được nhân dân địa phương chăm sóc tu bổ, hương khói hàng năm ,nhiều đình còn lại thì bị bỏ mặc cho cỏ dại xâm lấn, kẻ hút chích làm nơi tụ họp. Đình ngày càng xuống cấp không chỉ bởi thời tiết khí hậu khắc nghiệt mà còn bởi sự thờ ơ vô cảm của chúng ta, những kẻ hậu thế. Mong lắm thay sự chung tay của ngành văn hóa và sự góp sức của mọi người để gìn giữ những ngôi đình cổ trong lòng thành phố Huế thân yêu, có phải thành phố nào cũng còn được những ngôi đình như Huế đâu !

 

Minh Quang

Video hay

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm