Những giả thuyết thú vị về tiến hóa

7:56 | 20/04/2019

Có nhiều giả thuyết về sự tiến hóa của nhân loại. Giả thuyết tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin – còn gọi là thuyết tiến hóa Darwin – chỉ là một trong những giả thuyết được khoa học chấp nhận.


Trước khi Darwin được sinh ra và sau khi ông qua đời vào năm 1882, nhiều nhà khoa học và triết gia khác đã đề xuất những giả thuyết khác nhau về sự tiến hóa. Một số ý tưởng khá gần với học thuyết Darwin – cho đến khi các tác giả đưa ra những tuyên bố kỳ lạ. Một số khác chỉ là để tham khảo cho vui.

Giả thuyết “những con vượn phê ma túy”

Loài người đã có sự tiến hóa nhanh chóng. Trong vòng 200.000 năm, bộ não của chúng ta tăng gấp đôi kích thước và chúng ta đã đi từ Homo erectus (Người đứng thắng) đến Homo sapiens (Người hiện đại). Mặc dù 200.000 năm có vẻ là khoảng thời gian dài đối với một đời người, nhưng nó lại rất ngắn về mặt tiến hóa.

Vài thập kỷ trước, Terence McKenna đã đề xuất thuyết tiến hóa “những con vượn phê ma túy” để giải thích cho sự tiến hóa đột ngột của Homo erectus. Ông cho rằng loài người đã tiến hóa nhanh chóng sau khi Homo erectus bổ sung Psilocybe cubensis (nấm ma thuật) vào chế độ ăn sau khi thay đổi khí hậu đã giết chết hầu hết nguồn thức ăn thông thường.

Nấm ma thuật là một loại thực vật gây ảo giác, tương tự cần sa. Điều này có nghĩa là Homo erectus đã “phê ma túy” để tiến hóa thành Homo sapiens. McKenna tuyên bố rằng nấm cung cấp cho Homo erectus đủ năng lượng để săn mồi. Nó cũng làm tăng ham muốn và cải thiện thị lực của Người đứng thẳng.

Tuy nhiên, lý thuyết này đã bị chỉ trích vì nấm ma thuật không phải là loài cây bản địa của Châu Phi, vì vậy không có cách nào Homo erectus có thể kiếm được nấm Psilocybe cubensis. Bên cạnh đó, McKenna xây dựng lý thuyết của mình dựa trên một nghiên cứu năm 1960 của Roland Fischer về những loại ma túy gây ảo giác.

Fischer chưa từng nói rằng ma túy gây ảo giác làm tăng ham muốn tình dục. Mặc dù ông tuyên bố rằng loại ma túy này có thể cải thiện thị lực, song phải đáp ứng một số điều kiện. Và không có cách nào để đáp ứng những điều kiện này trong thời kỳ săn bắn.

Chuỗi sinh tồn vĩ đại

Scala naturae (Chuỗi sinh tồn vĩ đại) là giả thuyết được đề xuất bởi triết gia Hy Lạp Aristotle. Ông tin rằng tất cả các loài thực vật và động vật đều duy trì những đặc điểm mà chúng vốn có khi được tạo ra và không tiến hóa thành các loài khác. Ông nói thêm rằng mọi loài thực vật và động vật đều có một vị trí nhất định trong tự nhiên và để phục vụ cho mục đích mà vì thế chúng tồn tại.

Aristotle cũng tin rằng các sinh vật sống có thể được sắp xếp theo một hệ thống phân cấp – từ cấp thấp nhất đến phức tạp nhất. Theo Aristotle, thực vật là dạng sống đơn giản nhất. Từ đó, chuỗi động vật tiến triển một cách phức tạp cho đến khi cuối cùng chúng ta có được con người. Aristotle viết rằng mọi sinh vật đều trở nên hoàn hảo hơn khi nó ở cao hơn trên bậc thang.

Thuyết tiến hóa Empedocles

Empedocles (năm 495 – 435 trước Công nguyên) là một triết gia cổ đại khác đã đề xuất một học thuyết về sự tiến hóa. Ông viết rằng vũ trụ bao gồm bốn yếu tố: không khí, nước, đất và lửa. Các lực kéo và lực đẩy đã tác động lên các yếu tố này, khiến chúng tạo ra vũ trụ và mọi thứ bên trong.

Empedocles cho rằng hoạt động của các lực lên các yếu tố là nguyên nhân tạo  ra những con người đầu tiên, những người thực sự mang những cơ quan nội tạng khác biệt không phù hợp. Vì vậy, chúng ta đã có những sinh vật với thân hình gia súc và đầu người, cánh tay không có vai và một số kết hợp kỳ lạ khác.

Ông đề xuất một giả thuyết hơi giống với chọn lọc tự nhiên của Darwin. Empedocles đã viết rằng những người mang các đặc điểm mong muốn nhất còn tồn tại, trong khi những người mang các đặc điểm ít mong muốn nhất đã chết. Tuy nhiên, ông không tin vào sự tiến hóa và tạo ra các loài mới. Thay vào đó, các sinh vật rũ bỏ những phần cơ thể không thuận lợi cho đến khi chúng chỉ còn lại những thứ tốt nhất.

Nhiều thế kỷ sau đó, một triết gia khác, Lucretius (năm 99 – 55 trước Công nguyên), đã đề xuất một lý thuyết tiếp theo. Ông viết rằng những người có các đặc tính tốt nhất về sức mạnh, tốc độ hoặc trí thông minh đã sống sót trong khi những người còn lại bị chết. Ông cũng nói thêm rằng các yếu tố và các lực mà Empedocles đã nói đến chỉ tạo ra con người một cách tình cờ.

Thuyết tiến hóa Anaximander

Anaximander (sinh năm 610 trước Công nguyên) lại là một triết gia Hy Lạp nữa đề xuất học thuyết về sự tiến hóa. Ông đã viết rằng một loài có thể tiến hóa để tạo ra một loài khác –  điều mà Darwin cũng tuyên bố. Tuy nhiên, Anaximander không được coi là cha đẻ của sự tiến hóa bởi vì ông cho rằng chính loài cá đã sinh ra con người đầu tiên.

Anaximander đưa ra thuyết tiến hóa của mình sau khi quan sát thai nhi của một số loài động vật. Ông nhận ra rằng con non của hầu hết mọi loài động vật đều giống như một con cá. Vì vậy, ông cho rằng một bào thai cá có thể biến đổi thành một số động vật khác nếu nó ở trong bụng đủ lâu. Anaximander đã sử dụng lý thuyết này để đưa ra ý tưởng rằng một con cá đã sinh ra con người đầu tiên.

Lý thuyết tiến hóa của ông bị đặt dấu hỏi vào thời điểm này. Các em bé – con non của người – luôn cần được chăm sóc để tồn tại. Ngoài ra, thật khó để giải thích một con cá nuôi lớn một con người như thế nào. Nhưng Anaximander đã có câu trả lời cho điều đó. Ông cho rằng một con cá đã sinh ra một con người trưởng thành.

Chúng ta đã nói rằng Anaximander tin một bào thai có thể biến đổi thành một loài khác nếu nó tồn tại trong bụng cá đủ lâu. Ông đề xuất rằng một số bào thai vẫn nằm trong bụng cá trong nhiều năm cho đến khi chúng biến thành người và bước qua tuổi dậy thì. Con cá sau đó sẽ tự bơi trên bờ và con người trưởng thành sẽ tự rạch bụng cá để bước ra.

Giả thuyết đột biến

Giả thuyết đột biến được đề xuất bởi nhà thực vật học người Hà Lan Hugo de Vries vào năm 1901. Ý tưởng này tương tự như thuyết Darwin, ngoại trừ de Vries cho rằng các loài mới được tạo ra bởi đột biến một lần đột ngột và không thay đổi dần dần như lý thuyết tiến hóa của Darwin.

De Vries cũng tin rằng các đột biến là ngẫu nhiên, trong khi Darwin đề xuất rằng chugs là có mục đích. De Vries nghĩ rằng một loài mới chỉ có thể được tạo ra khi nhiều con của thế hệ sau mang cùng một đột biến. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng đột biến ở một con non duy nhất có thể dẫn đến một loài mới trong những trường hợp hiếm gặp.

Lý thuyết đột biến của De Vries đã thất bại trong việc thay thế thuyết Darwin như một thuyết tiến hóa được chấp nhận. Nó đã bị chỉ trích vì một số lý do bao gồm cả việc nó không giải thích được cho vai trò của tự nhiên trong quá trình tiến hóa.

 

Tổng hợp

Video hay

Cùng chuyên mục

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Phong Nha – Kẻ Bàng ngày càng khẳng định vị thế và phát triển về du lịch

Phong Nha – Kẻ Bàng ngày càng khẳng định vị thế và phát triển về du lịch

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Hải Phòng: Hoạt động kinh doanh của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 15- 07D và Cửa hàng xăng dầu Đồng Tâm vẫn bình thường

Hải Phòng: Hoạt động kinh doanh của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 15- 07D và Cửa hàng xăng dầu Đồng Tâm vẫn bình thường

Khai trương đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung”

Khai trương đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung”