Những điều phụ huynh nên làm để con trưởng thành

9:01 | 28/10/2019

Nếu không cho con cơ hội lựa chọn, không dạy con tự giác, tự kiểm soát, chúng sẽ không thể phát triển.


Thể chất, tình cảm, đạo đức, mối quan hệ xã hội và trí tuệ là những yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Phát triển được các yếu tố trên, trẻ sẽ trở nên độc lập, có trách nhiệm hơn, có quan điểm riêng và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Dưới đây là những điều phụ huynh nên làm để con trưởng thành, phát triển mọi mặt:

1. Khiến con tự lập

Sẽ tốt hơn nếu phụ huynh không làm mọi thứ cho con. Trẻ cần phải học cách tự mặc quần áo, buộc dây giày, sắp xếp ba lô để đi học. Tất nhiên, bạn có thể làm những công việc đó nhanh và khéo léo hơn nhưng bạn nên kiên nhẫn chờ đợi con tự tìm ra phương pháp. Lý do là vì không phải lúc nào bạn cũng ở bên con để giúp đỡ chúng và trẻ cần biết rằng chúng có thể tự chăm lo cho mình.

Phụ huynh không nên giúp đỡ con mọi việc. Ảnh: Bright Side

2. Cho con cơ hội tự lựa chọn

Bạn không nên chọn quần áo, đồ chơi, áp đặt sở thích lên con hay quyết định những gì chúng thích và muốn tặng người khác. Bạn có thể giúp đỡ bằng những lời khuyên, cuộc thảo luận về sự lựa chọn với con nhưng đừng nói kiểu mình biết nhiều hơn. Trẻ tự biết điều đó và chúng mong muốn có cơ hội chọn những gì mình thích.

3. Để con đi một mình

Bạn không cần phải đi theo con tới khắp mọi nơi. Khi lớn, trẻ có thể đi bộ đến trường một mình hoặc tự lên xe buýt của trường. Tất nhiên, việc đi cùng với trẻ giúp bạn yên tâm hơn, chắc chắn rằng đứa trẻ sẽ đến đích. Nhưng ở độ tuổi nhất định, trẻ đã biết được các quy tắc an toàn và hiểu được cách ứng xử trên đường phố. Bên cạnh đó, nếu con đi cùng nhóm bạn, bạn cần để chúng đi với nhau, để chúng tự do thảo luận về bài tập về nhà hay những món đồ chơi trên hành trình đó.

4. Dạy con tự kiểm soát

Trẻ thường hành động theo cảm xúc. Chúng có thể vui vẻ đến điên cuồng hoặc khóc to ngay giữa đường phố. Vui vẻ thì không sao nhưng nếu chỉ với một bất đồng nhỏ, trẻ la hét dữ dội và nổi cơn thịnh nộ giữa nơi đông người là không nên. Bạn cần dạy chúng cách kiểm soát cảm xúc. Nếu bỏ mặc con, chúng sẽ quen với cách làm không đúng.

5. Dạy con tự giác

Đứa trẻ nên học được tính kỷ luật và chủ động làm những việc cần thiết, những thói quen hàng ngày như đánh răng trước khi đi ngủ, cất đồ chơi, làm bài tập về nhà. Bạn không nên kiểm soát những việc trẻ làm mà chỉ nên nhắc nhở khi cần, ví dụ để con tự nhớ cần đi đánh răng nhưng có thể nhắc con đánh răng đúng cách.

6. Để con trả lời

Trẻ cần có cơ hội để tự nói. Điều này rất quan trọng cho cả phát triển trí tuệ và kỹ năng giao tiếp. Trẻ không nên bị sợ hãi khi người khác hỏi chúng về một điều gì đó mà cần được học cách trả lời câu hỏi, rèn luyện để biến việc tự trả lời thành phản ứng tự nhiên. Nếu phụ huynh luôn giúp con trả lời mọi câu hỏi từ người khác, chúng có thể trở nên nhút nhát, sống khép kín.

7. Giải thích nguyên nhân, kết quả cho con

Bạn nên giải thích hành động của mình cho con hiểu. Nếu mắng con, bạn cần chắc chắn về những gì nói ra và phải xác định được con bị mắng về lỗi gì. Điều quan trọng là con tự nhận ra sai lầm của mình và tự rút ra kết luận. Trẻ cần hiểu rằng hành động của chúng có thể dẫn đến những kết quả nhất định. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ bình tĩnh khi giải thích cho con lý do chúng cần cư xử tốt hơn.

8. Cho phép con mắc lỗi

Bạn không nên bao bọc con quá mức. Tất nhiên, bạn cần giải thích cho con hiểu những điều có thể nguy hiểm đến cuộc sống của con nhưng hãy để trẻ tự do trong những việc khác để chúng học hỏi được từ các sai lầm, có được kinh nghiệm cho riêng mình. Hãy nhớ rằng những sai lầm, vấp ngã và sự thất vọng là một phần của cuộc sống.


9. Giúp con hình thành ý kiến riêng

Trẻ cần có năng lực đánh giá, phê bình một tình huống nhất định, hình thành niềm tin dựa trên sự hiểu biết và cảm xúc của chúng, đồng thời biết bày tỏ ý kiến. Điều này giúp trẻ không chịu thua những trò đùa từ bạn bè hay có những hành động lạ, tiêu cực để chứng minh điều gì đó với người khác. Và trong tương lai, trẻ có thể giữ được suy nghĩ của riêng mình, không chịu ảnh hưởng từ tư duy của người khác.

10. Đừng luôn xem con là đứa trẻ

Khi con tròn 3 tuổi, bạn đã có thể từ từ cho chúng làm quen với việc thực hiện một số công việc đơn giản như sắp xếp đồ chơi, giúp mẹ gấp quần áo. Khi con lớn hơn, danh sách công việc trong nhà cho chúng cần được mở rộng dần. Điều này góp phần vào sự phát triển của con, giúp con siêng năng và kỷ luật hơn, biết giúp đỡ và tôn trọng người khác.

Theo Bright Side

Video hay

Cùng chuyên mục

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành