Làm người thẳng lưng, làm việc khom mình

22:55 | 10/02/2020

Làm người thì nên đường đường chính chính, lòng dạ ngay thẳng, “cây ngay không sợ chết đứng”. Nhưng trong công tác hay khi đối xử với người khác, “khom mình” một chút, đặt mình ở phía sau người lại chính là cách đề cao bản thân trong mắt người khác. 


(Ảnh minh họa. Nguồn: Chụp màn hình web Du học Osaka).

Một buổi tối nọ, tôi cùng nhóm bạn đến nhà hàng dùng bữa. Bạn bè lâu ngày mới gặp nhau, mọi người cùng nhau uống rượu, dốc bầu tâm sự.

Chúng tôi cùng học đại học, sau khi ra trường mỗi người một phương, người giàu kẻ còn khó khăn, tửu lượng cũng cao thấp khác nhau. Có một anh chàng vừa uống vài chén mặt đã đỏ, giọng ngà ngà say.

Anh ta say nên bắt đầu nói nhiều hơn. Cầm ly rượu, anh quàng vai tôi rồi cười lớn, khoe khoang rằng mấy hôm trước anh ấy đã kiếm được một đơn hàng lớn như thế nào. Hai năm nay, anh ta làm ăn lúc nào cũng tốt, chẳng phải bận tâm việc trả lương cho nhân viên.

Nói đến đây, anh bạn cao hứng, đứng dậy giơ tay lên nói: “Tôi tin chắc công ty tôi nhất định…”

Nói đoạn, bỗng “Choang” một tiếng.

Thì ra lúc anh bạn say xỉn đứng lên, người phục vụ cũng đang bưng chai rượu tới. Lúc anh bạn giơ tay thì vô tình va đúng vào chai rượu trên tay cô nhân viên.

Chai rượu bị văng xuống đất, mảnh thủy tinh bắn khắp nơi, rượu bắn lên quần, lên giày của vị khách.

Nhân viên phục vụ vừa sợ vừa bối rối, cô không biết làm sao đành liên tục cúi đầu xin lỗi.

Cô ấy sợ bởi người bạn có thể yêu cầu cô trả tiền chai rượu ngoại, có lẽ nó bằng cả tháng lương của cô, hay liệu anh ta có yêu cầu cô đền tiền đôi giày đắt tiền của anh ấy không. Đương nhiên cô sợ nhất là bị mất việc.

Đúng lúc này, chủ nhà hàng tình cờ bước vào. Khi ông chủ nhìn thấy cảnh tượng trước mắt, ông nhanh chóng tiến đến giúp khách lau giày.

Hành động của ông chủ rất ân cần, giống như đang giúp người thân của mình lau giày vậy. Anh chàng say xỉn thấy vậy nói: “Xin lỗi tôi đã uống quá nhiều và làm đổ rượu. Đừng đổ lỗi cho cô bé này, tôi sẽ đền tiền chai rượu đó”.

Ông chủ trầm tĩnh nói: “Ai làm đổ cũng không quan trọng, giày của anh bẩn rồi, tôi sẽ giúp anh lau giày. Làm khách hàng hài lòng là trách nhiệm của chúng tôi”.

Lúc đó tôi nghĩ ông chủ thật tuyệt vời. Ông ấy không phải nhân viên nhưng không ngại xấu hổ mà sẵn sàng khom lưng giúp khách hàng đánh giày.

Lúc này tôi cũng mới hiểu ra vì sao nhà hàng của ông mới khai trương một năm mà năm nay đã mở chi nhánh thứ hai.

Sau đó, tôi thường kể câu chuyện này trong các khóa đào tạo. Tôi luôn kết thúc bằng một câu: “Thẳng lưng không có nghĩa là mạnh mẽ, quỳ gối không có nghĩa là yếu hèn”.

Theo Duwen zhang

Ảnh: Shutter Stock

Cùng chuyên mục

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Từ “Giám đốc mê ca hát” đến sự nghiệp giảng dạy

Từ “Giám đốc mê ca hát” đến sự nghiệp giảng dạy

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Vụ nữ Chủ tịch UBND huyện bị lừa đảo: Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc

Vụ nữ Chủ tịch UBND huyện bị lừa đảo: Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc

“Troussier Out!”

“Troussier Out!”

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”