Hương Sơn (Hà Tĩnh): Rộn ràng mùa cắt lộc Nhung

20:30 | 17/04/2018

(Vanhienplus.vn) – Hương Sơn (Hà Tĩnh) không chỉ được đánh giá là nơi cung cấp nhung hươu chất lượng tốt nhất trên thị trường cả nước mà nghề nuôi hươu lấy nhung với người dân nơi đây trở thành nguồn thu nhập chính trong phát triển kinh tế gia đình.

 

Người nuôi hươu khi bán nhung đều có mâm cơm đãi khách và bà con láng giềng để hưởng lộc

Nghề cắt lộc nhung

Người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) coi nuôi hươu là một nghề truyền thống có từ những năm 50 của thế kỷ trước và đến nay nó vẫn đang là một nghề “hái ra tiền” hằng năm. Hiện cả H. Hương Sơn, Hà Tĩnh hầu như xã nào cũng có đến 30-40% số hộ dân nuôi hươu lấy lộc, đặc biệt nhiều xã như: Sơn Trung, Sơn Giang và Sơn Quang, H. Hương Sơn… số hộ nuôi hươu gần như 100%. Trung bình mỗi hộ gia đình có từ 3-6 con hươu trở lên, điển hình một số như gia đình ông Trần Dư Hứa, ở xã Sơn Trung; ông Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Văn Quang, ở xã Sơn Lâm đàn hươu khoảng 30 con…

Và hằng năm, cứ đến dịp đầu năm thì đàn hươu của họ lại cho lộc nhung, ban niềm vui cho gia đình và mọi người.

Nuôi hươu, nghề “hái ra tiền…”

Trong chuồng hươu nhà ông Võ Khắc Hoàn, ở xóm Công Đảng, xã Sơn Phú có đến 3 con hươu đang cho ra lộc nhung sáng chói. Như thường lệ, đầu năm ông cắt lộc nhung cho những vị khách đặt hàng từ Hà Nội. Sau khi chuẩn bị mọi thủ tục ông Hoàn giao việc cắt cho một thợ cắt nhung chuyên nghiệp cùng 6-7 người hàng xóm phụ giúp. Khi cắt, một anh thợ rút ra cây gậy đầu có cái thòng lọng đặt sát mặt nền nhằm chân sau con vật. Sau vài lần nhảy tránh, chân con vật đã bị thít chặt. Một cái giật mạnh, nó ngã xuống. Nhanh như sóc, then cửa chuồng bật mở, những người thợ nhảy vào chuồng. Và trong nháy mắt, anh thợ cả đã ôm cổ con vật và những người khác lần lượt lựa thế túm chặt chân hươu đè xuống. 3 trung niên to khỏe có kinh nghiệm vừa ôm giữ chặt đầu hươu, vừa dùng cưa sắt cắt nhung. Chỉ một loáng cặp nhung được cắt xong.

Từ chỗ cắt sát đầu, huyết tươi phun thành tia được hứng vào một cái chậu nhôm chứa rượu đặt sẵn. Đây là thứ huyết pha rượu dành cho thợ cắt nhung, khách đến mua và gia chủ thưởng thức. Chỗ cắt được dịt lá cây cỏ lào (có nơi gọi là hoàng xà) hoặc cây chó đẻ, sấy khô, tán bột rắc lên, sau đó cũng loại lá này, vò nhỏ rịt bên ngoài rồi dùng vải màn bọc vào và quấn chặt bằng rơm.

Ông Hoàn đón lấy cặp nhung màu hồng, mới chỉ có một nhánh phụ, bóp thấy mềm mềm, gọi là nhung yên ngựa. Anh Hiệu (một tay buôn nhung) giải thích, mỗi cặp nhung đầu mùa nặng hơn nửa cân là tốt nhất. Cắt đúng kỳ là nhung từ 50 – 65 ngày, kể từ lúc nhú; để lâu cân nặng, nhung cứng, không tốt; còn cắt trước 40 ngày thì nhung còn non, cũng không tốt. Nhung hươu trước đây thường để nguyên cặp ngâm rượu; nay để tận dụng hết giá trị, nhung được xay nhuyễn trộn với mật ong rừng bảo quản hay cắt lát sấy khô dùng dần.

. Những thợ cắt nhung hươu kháo nhau, nó công hiệu vô cùng. “Uống một chén tiêu tan mệt nhọc, uống hai chén thấy người rưng rưng, uống ba chén thịt da bứt rứt!”.

Theo tục lệ, người nuôi hươu khi bán nhung đều có mâm cơm đãi khách và bà con láng giềng để hưởng lộc. Đặc biệt là rượu huyết hươu. Những thợ cắt nhung hươu kháo nhau, nó công hiệu vô cùng. “Uống một chén tiêu tan mệt nhọc, uống hai chén thấy người rưng rưng, uống ba chén thịt da bứt rứt!”. Vì thế mà người Hương Sơn trông ai cũng khỏe mạnh, hồng hào, nhất là chị em Hương Sơn da dẻ trông đẹp phơi phới, nõn nà…

Nuôi hươu, nghề “hái ra tiền…”

Trước Tết Nguyên đán một tháng bắt đầu mùa cắt nhung, đến tháng 2, tháng 3 âm lịch có nhiều gia đình vẫn còn có nhung bán. Nhiều con hươu sau khi cắt vài tháng sau lại mọc thêm nhung, gọi là nhung tái sinh, mỗi cặp chỉ 2-3 lạng. Loại nhung này các hộ gia đình thường giữ lại để dùng vì rẻ hơn nhung mọc lần đầu.

Nhà ông Trần Như Hứa (xóm 13, xã Sơn Trung) nuôi 10 con hươu, năm trước, 7 con đực cho 5 kg nhung và 3 con cái sinh được 3 con. Tính sơ sơ cả nhung lẫn con giống anh Tình cũng thu được 60-70 triệu đồng tiền lãi. Năm nay, giá nhung hươu tăng cao, nguồn thu từ hươu của nhà anh Tình chắc chắn cũng cao hơn. Để nuôi ngần ấy con hươu, vợ anh Tình nhàn hạ trong việc chăm bẵm, khi dành hẳn một sào đất bãi trồng cỏ voi, cỏ VA06 và hái thêm lá mít, lá khoai lang ở xung quanh vườn. Những ngày giá rét, anh Tình còn bồi dưỡng cho hươu ăn thêm ngô, lạc vỏ.

Nhung hươu là một trong 4 loại thuốc bổ quý

Ông Hứa còn cho biết, nuôi từ 8-10 con hươu như gia đình anh là dạng trung bình khá ở Hương Sơn, còn hiện gia đình ông Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Văn Quang ở xã Sơn Lâm là đại gia nuôi hươu sao, bình quân trong chuồng nhà luôn có khoảng 25-35 con hươu. Năm ngoái, anh Thuận đã bán được cả chục cân nhung cùng 15 con hươu giống cho thu nhập hơn 200 triệu đồng. Giá trị của nhung hươu và hươu giống trong những năm gần đây ở Hương Sơn tăng ổn định theo đúng giá trị thực của nó. Mặc dù cơn lũ lịch sử năm 2002 đã cuốn trôi mất gần nửa đàn hươu sao, chỉ còn khoảng 3.500 con nhưng đến nay tổng đàn hươu của toàn huyện đã lên gần 20.000 con.

Nuôi hươu đầu tư không nhiều, nhưng muốn có lãi lớn thì phải nuôi nhiều con. Và chỉ tiêu, tổng đàn hươu đến năm 2010 của Hương Sơn là 22.000 – 24.000 con, sản lượng nhung 1.000kg, cung cấp khoảng 5.000-7.000 con giống đang nằm trong tầm tay. Nhiều địa phương hươu đã trở thành vật nuôi chủ lực, nhiều hơn cả đàn trâu bò. Nhiều xã miền núi như Sơn Giang, Sơn Lâm, Sơn Quang có đàn hươu từ 1.500 con đến 2.200 con/xã và cả trăm gia đình nuôi từ 10 – 30 con. Điều đáng nói hơn khi nhung hươu Hương Sơn đang được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, thị trường nhung hươu đang được mở rộng… Điều đó hứa hẹn hươu sẽ trở thành vật nuôi chủ lực và là con đường làm giàu gần nhất cho bà con nông dân huyện miền núi Hương Sơn.

Nuôi hươu đầu tư không nhiều, nhưng muốn có lãi lớn thì phải nuôi nhiều con

Nhung hươu là một trong 4 loại thuốc bổ quý (sâm, nhung, quế, phụ) có tác dụng bổ dương, thận, tủy; ích khí huyết sinh tinh, làm mạnh gân xương, điều hòa kinh mạch. Nhung hươu thường sử dụng trong các trường hợp trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển về trí tuệ, thể lực; đàn ông thiếu tinh trùng, bất lực về sinh lý, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, lạnh tứ chi; đàn bà hiếm muộn do lạnh tử cung, thận suy, đau lưng, tâm nhược, xuất huyết tử cung. Chính vì tác dụng bồi bổ thượng đẳng của nó mà hồi xa xưa nhung hươu là thứ dâng vua chúa, thời nay thì giá nhung khá cao, chỉ có những nhà khá, giàu mới dám mua một vài cặp…

Văn Tuân

 

 

 

Cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI